Lợi ích kinh tế Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam

EU

Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau Singapore, với thương mại hàng hóa trị giá 47,6 tỉ euro và thương mại dịch vụ ở mức 3,6 tỉ euro mỗi năm. Xuất khẩu của EU sang Việt Nam (thiết bị máy móc và thiết bị vận tải, mặt hàng hóa chất và sản phẩm nông nghiệp), tuy nhiên thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam là 27 tỉ euro trong năm 2018. EU nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các thiết bị viễn thông, hàng may mặc và thực phẩm.[2]

Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ giảm 65% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ EU ngay khi EVFTA có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xoá trong giai đoạn 10 năm.[2]

Hiệp Định EVFTA là một bước thứ hai của EU để tiến vào thị trường của khối ASEAN bao gồm 10 quốc gia với tổng dân số trên 6 trăm triệu. EU đã ký Hiệp Định Thương mại Tự Do với Singapore (có hiệu lực tháng 11 năm 2019); hiện tại cũng đang bắt đầu đàm phán với các nước Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương.[11]

Việt Nam

EU sẽ giảm hơn 70% thuế quan đối với hàng hoá Việt Nam ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được xoá thuế trong 7 năm tiếp theo.[2]

Việt Nam hy vọng EVFTA sẽ lôi cuốn các nhà đầu tư từ EU hơn, hiện thời EU đứng hàng thứ năm trong các nước đầu tư vào Việt Nam.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200205-28-... http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200211-68-... http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200212-hi%... http://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20151203-chau-au-va-... http://kinhtedothi.vn/thu-dich-vu-moi-truong-rung-... http://www.trungtamwto.vn/fta/199-viet-nam--eu-evf... http://vneconomy.vn/thoi-su/viet-nam-ket-thuc-dam-... http://vneconomy.vn/viet-nam-phe-chuan-cong-uoc-cu... https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51234857 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51464314